Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107681

VĂN HÓA DÂN TỘC: Đặc sắc Văn hóa đồng bào dân tộc Thái

Ngày 08/03/2024 09:01:57

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi với dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường..., trong đó người dân tộc Thái chiếm tới gần 48%, và đều thuộc nhóm Thái Đen. Cộng đồng người Thái nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.

Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá; Với 223.316 nhân khẩu hiện nay, Dân tộc Thái có số dân chiếm 35,6% trong số các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh. Táy đăm ( Thái đen ); Táy dọ ( Thái trắng ) là 2 ngành chính của người Thái tỉnh Thanh Hoá. Đồng bào trong nhóm thái Trắng ( Táy dọ ) chủ yếu cư trú ở huyện Thường Xuân ( 48.142 người ) và 1 số xã Miền núi của huyện Như xuân, Triệu Sơn. Phần đông là đồng bào nhóm Thái đen sinh sống trên địa bàn miền núi vùng cao như: Quan Hoá, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh. Các dòng họ lớn của người Thái là : Họ Hà, Họ Phạm, Họ Lang , Họ Lò, Họ Vi…

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường..., trong đó người dân tộc Thái chiếm tới gần 48%, và đều thuộc nhóm Thái Đen.

Từ xa xưa, người Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo các con sông, suối để thuận lợi cho nghề canh nông phát triển “ Táy kin nậm” hoặc “ o lóc có noong xoong hươn có bản” Nghĩa là: Người Thái ăn theo con nước; một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với những kinh nghiệm lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như : Đắp mương đắp đập : Làm cọn nước ( xe hàn ) đưa nước về ruộng sản xuất, về bản sinh hoạt hằng ngày . Đồng bào dân tộc Thái là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời nay và lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của họ. Ngoài việc trồng lúa , đồng Thái cũng trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại... Và nghề rừng, nghề dệt thủ công lâu này đã tạo thêm nhiều nguồn lợi sống quan trọng cho người Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ : Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong công việc dệt thổ cẩm truyền thống; Người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây tre, nghề mộc.

Dân tộc Thái thuộc nhóm ngữ hệ Thái – Kadai. Và dân tộc Thái là 1 trong số ít các dân tộc còn lưu giữ được chữ viết riêng, chính vì vậy mà đồng bào Thái đã lưu giữ được kho tàng văn hoá bao gồm nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ khá phong phú như : Xống trụ xôn xao; Khun lú; Nàng ửa; Khâm panh, truyện tình Pha dua... Đặc biệt trong đời sống tinh thần Người thái bất cứ ở đâu cũng không thể thiếu : Hát khặp, khua luống, ném còn.

Về nhà cửa của đồng bào Thái sẽ có những nét riêng của nhóm Thái đen và Thái Trắng. Cung chung giống nhau - nhà sàn vững chắc rộng rãi . Nhà của đồng bào Thái đen - nóc hình mai rùa; đầu nóc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Trên mặt sàn nhà ở được chia làm 2 phần. Một dành riêng làm nơi ngủ cho người trong gia đình; nửa còn lại dành cho khách và công việc bếp núc.

Về trang phục, khác với đồng bào Thái trên vùng Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là áo khóm ( xửa cóm ) màu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai, chân váy được dệt, thuê thủ công nhiều hình hoa văn khác nhau, kết hợp cùng với chiếc khăn piêu được thêu hoa văn ở 2 đầu. Trang sức của phụ nữ Thái gồm có: xà tích, vòng cổ, đôi vòng tay và đôi hoa tai, hồi xưa còn có cả nhẫn nhưng hiện nay ít người còn lưu giữ được nhẫn truyền thống của dân tộc. Ngoài ra thì dân tộc Thái đen ở đây sẽ không có tục tằng cẩu sau khi lấy chồng như đồng bào Thái trên vùng Tây Bắc.
images5747633_5.png
images5747635_7.png
429945235_425085849918287_2729083012677033346_n.jpg

Về các nghi lễ, đồng bào Thái vẫn lưu giữ được các tập tục, nghi lễ truyền thống trong cả việc cưới hỏi và tang ma. Ví dụ như nghi khi rước dâu về nhà trai sẽ phải thực hiện nghi lễ “rửa chân” trước khi lên nhà; ở đám tang sẽ có thầy mo, thầy cúng thực hiện các nghi lễ, khi đưa đi trôn sẽ đưa quan tài qua cửa sổ,…. Ngoài các nghi lễ vòng đời, thì người Thái còn có các nghi lễ mừng cơm mới, cầu mưa, cầu mùa,… Và còn có Lễ hội Chá mùn – một lễ hội đặc sắc của đồng bào Thái ở Mường Đen, đây là nghi lễ để những người bệnh đã được Mo Mùn cứu chữa đưa lễ vật đến để tạ ơn thầy mo và để cầu sức khỏe, hạnh phúc, cầu mùa màng bội thu.
0009.jpg
c4.jpg

Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái là một vấn đề rất quan trọng, cần được các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng quan tâm, thực hiện.

VĂN HÓA DÂN TỘC: Đặc sắc Văn hóa đồng bào dân tộc Thái

Đăng lúc: 08/03/2024 09:01:57 (GMT+7)

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi với dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường..., trong đó người dân tộc Thái chiếm tới gần 48%, và đều thuộc nhóm Thái Đen. Cộng đồng người Thái nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.

Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá; Với 223.316 nhân khẩu hiện nay, Dân tộc Thái có số dân chiếm 35,6% trong số các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh. Táy đăm ( Thái đen ); Táy dọ ( Thái trắng ) là 2 ngành chính của người Thái tỉnh Thanh Hoá. Đồng bào trong nhóm thái Trắng ( Táy dọ ) chủ yếu cư trú ở huyện Thường Xuân ( 48.142 người ) và 1 số xã Miền núi của huyện Như xuân, Triệu Sơn. Phần đông là đồng bào nhóm Thái đen sinh sống trên địa bàn miền núi vùng cao như: Quan Hoá, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh. Các dòng họ lớn của người Thái là : Họ Hà, Họ Phạm, Họ Lang , Họ Lò, Họ Vi…

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường..., trong đó người dân tộc Thái chiếm tới gần 48%, và đều thuộc nhóm Thái Đen.

Từ xa xưa, người Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo các con sông, suối để thuận lợi cho nghề canh nông phát triển “ Táy kin nậm” hoặc “ o lóc có noong xoong hươn có bản” Nghĩa là: Người Thái ăn theo con nước; một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với những kinh nghiệm lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như : Đắp mương đắp đập : Làm cọn nước ( xe hàn ) đưa nước về ruộng sản xuất, về bản sinh hoạt hằng ngày . Đồng bào dân tộc Thái là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời nay và lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của họ. Ngoài việc trồng lúa , đồng Thái cũng trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại... Và nghề rừng, nghề dệt thủ công lâu này đã tạo thêm nhiều nguồn lợi sống quan trọng cho người Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ : Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong công việc dệt thổ cẩm truyền thống; Người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây tre, nghề mộc.

Dân tộc Thái thuộc nhóm ngữ hệ Thái – Kadai. Và dân tộc Thái là 1 trong số ít các dân tộc còn lưu giữ được chữ viết riêng, chính vì vậy mà đồng bào Thái đã lưu giữ được kho tàng văn hoá bao gồm nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ khá phong phú như : Xống trụ xôn xao; Khun lú; Nàng ửa; Khâm panh, truyện tình Pha dua... Đặc biệt trong đời sống tinh thần Người thái bất cứ ở đâu cũng không thể thiếu : Hát khặp, khua luống, ném còn.

Về nhà cửa của đồng bào Thái sẽ có những nét riêng của nhóm Thái đen và Thái Trắng. Cung chung giống nhau - nhà sàn vững chắc rộng rãi . Nhà của đồng bào Thái đen - nóc hình mai rùa; đầu nóc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Trên mặt sàn nhà ở được chia làm 2 phần. Một dành riêng làm nơi ngủ cho người trong gia đình; nửa còn lại dành cho khách và công việc bếp núc.

Về trang phục, khác với đồng bào Thái trên vùng Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là áo khóm ( xửa cóm ) màu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai, chân váy được dệt, thuê thủ công nhiều hình hoa văn khác nhau, kết hợp cùng với chiếc khăn piêu được thêu hoa văn ở 2 đầu. Trang sức của phụ nữ Thái gồm có: xà tích, vòng cổ, đôi vòng tay và đôi hoa tai, hồi xưa còn có cả nhẫn nhưng hiện nay ít người còn lưu giữ được nhẫn truyền thống của dân tộc. Ngoài ra thì dân tộc Thái đen ở đây sẽ không có tục tằng cẩu sau khi lấy chồng như đồng bào Thái trên vùng Tây Bắc.
images5747633_5.png
images5747635_7.png
429945235_425085849918287_2729083012677033346_n.jpg

Về các nghi lễ, đồng bào Thái vẫn lưu giữ được các tập tục, nghi lễ truyền thống trong cả việc cưới hỏi và tang ma. Ví dụ như nghi khi rước dâu về nhà trai sẽ phải thực hiện nghi lễ “rửa chân” trước khi lên nhà; ở đám tang sẽ có thầy mo, thầy cúng thực hiện các nghi lễ, khi đưa đi trôn sẽ đưa quan tài qua cửa sổ,…. Ngoài các nghi lễ vòng đời, thì người Thái còn có các nghi lễ mừng cơm mới, cầu mưa, cầu mùa,… Và còn có Lễ hội Chá mùn – một lễ hội đặc sắc của đồng bào Thái ở Mường Đen, đây là nghi lễ để những người bệnh đã được Mo Mùn cứu chữa đưa lễ vật đến để tạ ơn thầy mo và để cầu sức khỏe, hạnh phúc, cầu mùa màng bội thu.
0009.jpg
c4.jpg

Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái là một vấn đề rất quan trọng, cần được các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng quan tâm, thực hiện.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)