Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107681

Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

Ngày 17/06/2020 09:34:18

Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng.

Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
RiYBmSWK0dj0TkDVIpdwq2zdLMuDseT3t4jm1Kqw.jpeg

Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.

Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......

Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những thời điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan rã, nhưng trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy sinh, các Chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ cuối năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ, huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.

Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi nhanh chóng. Ngày 23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực lượng cứu quốc gồm có hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm thời tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo bệ chế độ mới.

Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

Đăng lúc: 17/06/2020 09:34:18 (GMT+7)

Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng.

Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
RiYBmSWK0dj0TkDVIpdwq2zdLMuDseT3t4jm1Kqw.jpeg

Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.

Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......

Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những thời điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan rã, nhưng trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy sinh, các Chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ cuối năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ, huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.

Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi nhanh chóng. Ngày 23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực lượng cứu quốc gồm có hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm thời tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo bệ chế độ mới.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)