Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107681

LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO

Ngày 01/03/2021 09:12:25

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Nhìn lại chặng đường hào hùng lịch sử đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.

Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có sự phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về “Quả bầu mẹ” đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc. Dưới thời kỳ phong kiến, đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa nhân dân hai nước và mối bang giao giữa các triều đại là thân thiện, hữu hảo. Giữa hai dân tộc không có sự áp bức và nô dịch, không có hiềm khích và thù hằn; nhân dân hai nước từng có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau, là láng giềng chí cốt của nhau.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên Việt Nam (1883), Campuchia (1863) và Lào (1893), hình thành một thực thể “Đông Dương thuộc Pháp”. Do cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược áp bức, phát huy truyền thống hữu nghị sẵn có, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ mệnh chung, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.

Lịch sử đã ghi nhận cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do ông Kẹo và ông Côm ma đăm lãnh đạo (1901 – 1937) phối hợp với nghĩa quân dân tộc Xơ đăng ở Tây Nguyên (Việt Nam), hay phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc, Việt Nam do Chạu Phạ pắt chây lãnh đạo (1918 - 1922) đã lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh biên giới hai nước thuộc Thượng Lào và Tây Bắc, Việt Nam, đã minh chứng cho sự đồng sức, đồng lòng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc.

Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc cũng giành sự quan tâm đặc biệt đến nhân dân Lào, Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo sự tàn bạo của thực dân Pháp ở nơi đây, Người viết "Ở Luang Prabang nhiều phụ nữ nghèo khổ thân thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không đủ nộp thuế"1 .

Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 6 – 1925, đến tháng 2 – 1927, Hội đã gây dựng được cơ sở tại Lào. Từ đây, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, Chi bộ Thanh niên Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn của Lào với Việt Nam được tổ chức. Như vậy, Lào trở thành một trong những địa điểm đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.

Đặc biệt, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930), đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước (Campuchia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở thành mối quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước đã cùng nương tựa lẫn nhau, đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) và Chính phủ Lào Ít xa lạ (ngày 12/10/1945) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối quan hệ hòa hảo và vững chãi là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu với cơ sở pháp lý đầu tiên đó là Hiệp ước tương trợ Lào – Việt2 và Hiệp định về tổ chức liên quân Lào – Việt3 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hai nước đã thành lập Liên quân Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu, sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.

Ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt – Lào ngày càng được tăng cường và dãy Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây đã trở thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong những năm tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 02/12/1975 tại Lào.

Sau năm 1975, quan hệ hai nước bước sang một trang hoàn toàn mới: Từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền.

Ngày 18/7/1977, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là những văn bản vô cùng quan trọng, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sau chiến tranh, Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo đảm an ninh, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ đó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Trong công cuộc đổi mới, cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại. Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt – Lào cũng được đẩy mạnh, ngày càng gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực; có sự đồng thuận cao trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước và việc giữ vững hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới. Việt Nam đã hỗ trợ có hiệu quả cho Lào trong việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2016 và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016.

Quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố vững chắc; các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã được hai bên tập trung triển khai thực hiện tốt. Sau Đại hội Đảng của mỗi nước, hai bên đã tổ chức trao đổi nhiều đoàn cấp cao thăm chính thức lẫn nhau giúp tăng cường sự tin cậy, gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Đặc biệt là các chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị mới nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Bounnhang Volachith tới Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Lào. Mới đây nhất, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao tới Lào ngày 26/4/2017 và các chuyến thăm của các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị hai bên đã góp phần đưa quan hệ hai Đảng, hai nước lên một tầm cao mới.

Đặc biệt, ngày 08/02/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Lào Thoonglun Sisoulith đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào. Tại đây, 4 văn kiện hợp tác quan trọng đã được ký kết. Đây là kỳ họp đầu tiên do hai Thủ tướng đồng chủ trì, cho thấy hai Chính phủ đặc biệt coi trọng và làm hết sức mình nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác song phương trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác hai nước. Tạo tiền đề cho việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong những năm gần đây ngày càng khởi sắc, bước đầu tạo nền tảng vật chất để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ các chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên thương mại Việt Nam – Lào tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Đầu năm 2017, Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệu USD và trở thành nước lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào. Các dự án đầu tư của ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp. Năm 2016,một số dự án lớn được đưa vào vận hành khai thác, nổi bật là dự án thuỷ điện Xekaman 1 đã hoàn thành và phát điện; khách sạn Mường Thanh Vientiane được đưa vào sử dụng phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016…

Hai bên cũng tiếp tục hợp tác tốt về quốc phòng - an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào ổn định và phát triển toàn diện; đấu tranh hiệu quả chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý... Dự án tăng dày và tôn tạo hê thông môc giới quôc gia Viêt Nam - Lào đã hoàn thành; Hiêp định và Nghị định thư liên quan đã được ký ngày 16/3/2016. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, góp phần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho hợp tác giữa hai bên trong vấn đề bảo vệ và quản lý biên giới lãnh thổ.

Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV). Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc tiếp tục tăng cường, phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan mà còn là nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước và cũng là yếu tố đảm bảo thực hiện thành công công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững, hội nhập quốc tế thành công của mỗi nước.

Năm 2017 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hữu hảo giữa hai nước, bởi đó là mốc ghi nhận 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào. Nhiều hoạt động kỷ niệm sẽ được hai nước phối hợp tổ chức. Việc phát động Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử đặc biệt Việt Nam – Lào” là một trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực đó, góp phần tuyên truyền sâu rộng về tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, nhất là đối với thế hệ trẻ hai nước.

Với chừng đó thời gian và sự gắn bó keo sơn, thủy chung hiện hữu, sẽ không phải là quá nếu gọi quan hệ ấy là “tri kỷ”. Sự hiểu biết lẫn nhau và những kết quả thiết thực thể hiện trên tất cả các lĩnh vực luôn được củng cố và phát triển, thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử hai dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã từng đúc kết một cách cô đọng về quan hệ đặc biệt Việt - Lào:

"Thương nhau mấy núi cũng trèo.

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt - Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".

Có thể nói rằng, Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Chủ tịch Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; mối quan hệ ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân hai nước, đã trở thành ngọn cờ dẫn đường và sức mạnh kỳ diệu cho hai dân tộc Việt - Lào kề vai sát cánh đi tới thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống đã được thử thách qua lịch sử cùng với những thành quả có được giữa hai nước, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào sẽ “Mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” .

LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO

Đăng lúc: 01/03/2021 09:12:25 (GMT+7)

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Nhìn lại chặng đường hào hùng lịch sử đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.

Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có sự phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về “Quả bầu mẹ” đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc. Dưới thời kỳ phong kiến, đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa nhân dân hai nước và mối bang giao giữa các triều đại là thân thiện, hữu hảo. Giữa hai dân tộc không có sự áp bức và nô dịch, không có hiềm khích và thù hằn; nhân dân hai nước từng có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau, là láng giềng chí cốt của nhau.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên Việt Nam (1883), Campuchia (1863) và Lào (1893), hình thành một thực thể “Đông Dương thuộc Pháp”. Do cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược áp bức, phát huy truyền thống hữu nghị sẵn có, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ mệnh chung, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.

Lịch sử đã ghi nhận cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do ông Kẹo và ông Côm ma đăm lãnh đạo (1901 – 1937) phối hợp với nghĩa quân dân tộc Xơ đăng ở Tây Nguyên (Việt Nam), hay phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc, Việt Nam do Chạu Phạ pắt chây lãnh đạo (1918 - 1922) đã lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh biên giới hai nước thuộc Thượng Lào và Tây Bắc, Việt Nam, đã minh chứng cho sự đồng sức, đồng lòng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc.

Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc cũng giành sự quan tâm đặc biệt đến nhân dân Lào, Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo sự tàn bạo của thực dân Pháp ở nơi đây, Người viết "Ở Luang Prabang nhiều phụ nữ nghèo khổ thân thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không đủ nộp thuế"1 .

Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 6 – 1925, đến tháng 2 – 1927, Hội đã gây dựng được cơ sở tại Lào. Từ đây, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, Chi bộ Thanh niên Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn của Lào với Việt Nam được tổ chức. Như vậy, Lào trở thành một trong những địa điểm đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.

Đặc biệt, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930), đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước (Campuchia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở thành mối quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước đã cùng nương tựa lẫn nhau, đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) và Chính phủ Lào Ít xa lạ (ngày 12/10/1945) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối quan hệ hòa hảo và vững chãi là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu với cơ sở pháp lý đầu tiên đó là Hiệp ước tương trợ Lào – Việt2 và Hiệp định về tổ chức liên quân Lào – Việt3 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hai nước đã thành lập Liên quân Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu, sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.

Ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt – Lào ngày càng được tăng cường và dãy Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây đã trở thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong những năm tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 02/12/1975 tại Lào.

Sau năm 1975, quan hệ hai nước bước sang một trang hoàn toàn mới: Từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền.

Ngày 18/7/1977, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là những văn bản vô cùng quan trọng, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sau chiến tranh, Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo đảm an ninh, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ đó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Trong công cuộc đổi mới, cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại. Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt – Lào cũng được đẩy mạnh, ngày càng gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực; có sự đồng thuận cao trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước và việc giữ vững hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới. Việt Nam đã hỗ trợ có hiệu quả cho Lào trong việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2016 và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016.

Quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố vững chắc; các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã được hai bên tập trung triển khai thực hiện tốt. Sau Đại hội Đảng của mỗi nước, hai bên đã tổ chức trao đổi nhiều đoàn cấp cao thăm chính thức lẫn nhau giúp tăng cường sự tin cậy, gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Đặc biệt là các chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị mới nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Bounnhang Volachith tới Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Lào. Mới đây nhất, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao tới Lào ngày 26/4/2017 và các chuyến thăm của các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị hai bên đã góp phần đưa quan hệ hai Đảng, hai nước lên một tầm cao mới.

Đặc biệt, ngày 08/02/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Lào Thoonglun Sisoulith đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào. Tại đây, 4 văn kiện hợp tác quan trọng đã được ký kết. Đây là kỳ họp đầu tiên do hai Thủ tướng đồng chủ trì, cho thấy hai Chính phủ đặc biệt coi trọng và làm hết sức mình nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác song phương trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác hai nước. Tạo tiền đề cho việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong những năm gần đây ngày càng khởi sắc, bước đầu tạo nền tảng vật chất để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ các chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên thương mại Việt Nam – Lào tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Đầu năm 2017, Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệu USD và trở thành nước lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào. Các dự án đầu tư của ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp. Năm 2016,một số dự án lớn được đưa vào vận hành khai thác, nổi bật là dự án thuỷ điện Xekaman 1 đã hoàn thành và phát điện; khách sạn Mường Thanh Vientiane được đưa vào sử dụng phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016…

Hai bên cũng tiếp tục hợp tác tốt về quốc phòng - an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào ổn định và phát triển toàn diện; đấu tranh hiệu quả chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý... Dự án tăng dày và tôn tạo hê thông môc giới quôc gia Viêt Nam - Lào đã hoàn thành; Hiêp định và Nghị định thư liên quan đã được ký ngày 16/3/2016. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào, góp phần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho hợp tác giữa hai bên trong vấn đề bảo vệ và quản lý biên giới lãnh thổ.

Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV). Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc tiếp tục tăng cường, phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan mà còn là nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước và cũng là yếu tố đảm bảo thực hiện thành công công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững, hội nhập quốc tế thành công của mỗi nước.

Năm 2017 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hữu hảo giữa hai nước, bởi đó là mốc ghi nhận 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào. Nhiều hoạt động kỷ niệm sẽ được hai nước phối hợp tổ chức. Việc phát động Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử đặc biệt Việt Nam – Lào” là một trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực đó, góp phần tuyên truyền sâu rộng về tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, nhất là đối với thế hệ trẻ hai nước.

Với chừng đó thời gian và sự gắn bó keo sơn, thủy chung hiện hữu, sẽ không phải là quá nếu gọi quan hệ ấy là “tri kỷ”. Sự hiểu biết lẫn nhau và những kết quả thiết thực thể hiện trên tất cả các lĩnh vực luôn được củng cố và phát triển, thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử hai dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã từng đúc kết một cách cô đọng về quan hệ đặc biệt Việt - Lào:

"Thương nhau mấy núi cũng trèo.

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt - Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".

Có thể nói rằng, Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Chủ tịch Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; mối quan hệ ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân hai nước, đã trở thành ngọn cờ dẫn đường và sức mạnh kỳ diệu cho hai dân tộc Việt - Lào kề vai sát cánh đi tới thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống đã được thử thách qua lịch sử cùng với những thành quả có được giữa hai nước, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào sẽ “Mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” .

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)