Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107681

VĂN HÓA DÂN TỘC: PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI THÁI

Ngày 15/03/2024 10:54:06

Người Thái luôn quan niệm đất này vốn phân chia thành hai mường, tương đương với quan niệm về hai thế giới. Đó là “thế giới của sự sống”, tiếng Thái gọi là mương côn (mường người) và thế giới hư vô, tiếng Thái gọi là mương phi (mường ma).

Người Thái luôn quan niệm đất này vốn phân chia thành hai mường, tương đương với quan niệm về hai thế giới. Đó là “thế giới của sự sống”, tiếng Thái gọi là mương côn (mường người) và thế giới hư vô, tiếng Thái gọi là mương phi (mường ma). Thế giới hư vô của người Thái có ba không gian tồn tại. Một là, không gian của mỗi con người có phi khoăn tương đương với “linh hồn”, hay “vía”. Hai là, không gian của “cõi linh” hiểu theo nghĩa cụ thể của mương phi được chia thành hai phần. Phần “ác” gồm các ma thiêng, quỷ dữ có thể do người chết biến thành hoặc cũng có thể có sẵn trong tự nhiên; phần “lành” có tổ tiên (phi đẳm hay phi hươn). Ba là, không gian của cõi trời có phi then hay then.

Cũng như các dân tộc khác, người Thái cho rằng có sự sống là do có linh hồn tồn tại trong thể xác. Niềm tin vào có linh hồn dẫ đến sự ra đời của các nghi thức, nghi lễ. Điểm nổi bật trong tín ngưỡng của người Thái là tục thờ cúng tổ tiên. Họ không theo bất cứ tôn giáo ngoại tộc nào. Đồng bào cho rằng, khi chết, linh hồn đầu (hồn chủ) hóa kiếp về cõi đẳm để trở thành tổ tiên, tồn tại mãi mãi ở “cõi vĩnh hằng”.

Người Thái là tộc người chủ yếu làm nhà sàn để ở, do vậy cách thức tổ chức không gian thờ cúng tổ tiên trong nhà của họ cũng hết sức khoa học. Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, nơi thờ cúng tổ tiên ở gian hoóng (buồng) bên phía quản (bên trên). (…) Việc dành riêng một vị trí quan trọng trong ngôi nhà làm không gian thời cúng tổ tiên cho thấy ý thức coi trọng tập tục đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh của người Thái - tổ tiên đã mất vẫn tồn tại ở một thế giới khác và vui vầy cùng con cháu.

Không giống như các dân tộc khác, quan niệm và cách giải thích về linh hồn của người Thái mang màu sắc riêng. Họ cho rằng, thể xác là con người, linh hồn là cái bóng. Do quan niệm như vậy nên tiếng Thái có thuật ngữ “hồn bóng” (khoăn ngau). Họ cho rằng một con người có tới 80 hồn, 30 hồn ở phía trước và 50 hồn ở phía sau (xam xíp khoăn mang nả, hả xíp khoăn mang lăng). Đó là các hồn của từng bộ phận cơ thể như mắt, tai, mũi, tóc, tim, phổi, chân tay... Sau khi chết, 80 hồn vẫn quanh quẩn bên thân xác đang quàn trong nhà. Tám mươi hồn đó được chia thành ba loại: Văn tồn (hồn gốc) ngụ trên đỉnh đầu, văn paivăn ngau phàu hẹo. Văn pai sẽ dẫn lên đẳm chàoMường Then. Sau lễ khóc tiễn, người ta đưa thi hài người chết ra được thầy mo đồng, đồng thời đưa hai loại hồn này ra để nhận mộ và biết đường đi lối lại trở về với con cháu. Riêng văn tồn được rước về ngự trên bàn thờ, trở thành ma nhà, hay thần giữ nhà, gọi là phí hươn, tức tổ tiên. Còn văn ngau phàu hẹo thì ở nghĩa địa để canh mồ mả cho dòng họ. Sau ba ngày, gia đình làm lễ mở cửa mả đón văn tồn về rồi lại làm lễ cho ngự tại bàn thờ. Nếu ngày giờ chưa đẹp thì dùng mía để cúng đón văn tồnvăn tổn sẽ tạm ngự ở chiếc áo treo trên cột trong gian hoóng, chờ đến ngày tốt sẽ nhập bàn thờ thành phi hươn.
ttho.jpg

Với quan niệm thờ cúng phi hươn chính là thờ cúng tổ tiên, do đó khi dựng nhà, bao giờ người Thái cũng dựng một cây cột, gọi là xau hoóng trước tiên. Khi cất xong nhà thì gian hoóng đặt một cái chạn để đựng các đồ vật cúng bái tổ tiên và thực hành cúng bái tại gian này, cho nên cây cột chính dựng trước tiên tại đây gọi là xau phi hươn. Ma tổ tiên ngự tại gian này nên người Thái kiêng không đem thịt sống, không đem cành lá xanh qua, với quan niệm nếu đem thịt sống qua sẽ đánh thức ma và ma sẽ vòi vĩnh, gây cho người trong nhà đau ốm; cành lá xanh tượng trưng cho rừng hoang, nên nếu đem cành lá xanh qua thì ma tưởng là có quỷ dữ tới, liền thức dậy hỏi chủ nhà và dò xét, cũng sẽ gây đau ốm cho người trong gia đình. Họ cho rằng, đêm đến, ma nhà có thể đi rong chơi. Khi về ma rừng có thể cùng về lẫn lộn để làm hại người, nên dân gian Thái có câu “phi hươn chuồn phi pá” (ma nhà rủ ma rừng).

Một trong những tết quan trọng trong năm của người Thái là tết cơm mới (khau mờ). Thời gian ăn tết vào khoảng tháng Mười Âm lịch, tức khoảng tháng Sáu lịch Thái. Đây là thời điểm nông nhàn vì mùa màng đã thu hoạch xong. Thời gian ăn tết cụ thể tùy thuộc từng gia đình. Trước khi ăn tết, đồng bào đã chuẩn bị sẵn nhiều lương thực, thực phẩm. Để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã phù hộ, độ trì cho mình một năm làm ăn phát đạt, lúa ngô tốt tươi, vật nuôi chóng lớn; đến mùa thu hoạch, sau khi gặt xong người dân phơi cho khô rồi cất lên sàn gác, nơi người không đụng chạm đến. Đến ngày tết cơm mới, người ta đem số thóc nếp đó ra làm cốm hoặc đồ xôi để dâng cúng tổ tiên. Một món quan trọng nữa để cúng là cá, tiếng Thái gọi là pá, được nướng hoặc rán... Ngoài ra đồng bào còn làm các loại bánh bằng gạo nếp như bánh chưng, bánh gù, bánh sừng dê... để dâng cúng tổ tiên. Khi mâm cỗ cúng sắp xong được bưng lên đặt ở gian cúng tổ tiên, chủ nhà có thể tự cúng hoặc mời thầy mo đến cúng hộ. Nội dung lời khấn đại ý mời tổ tiên về hưởng hương hoa, chứng giám cho thành quả lao động sản xuất và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ để năm sau thu hoạch gấp năm, gấp mười năm nay, và năm tới nếu con cháu ăn nên làm ra thì sẽ tiếp tục làm cỗ to hơn để dâng tổ tiên...

Tết Nguyên đán cũng là tết cổ truyền của người Thái. Vào ngày cuối năm Âm lịch, các gia đình tổ chức cúng đuổi tà với ý nghĩa “năm hết tết đến, ma nhà nào về với con cháu nhà đó. Ai không có con cháu thì ăn vài miếng rồi đi, chớ về quấy phá...”. Sau đó cúng khấn mời ông bà, tổ tiên về ăn tết với con cháu. Đại ý lời khấn: “Năm hết tết đến, ông bà tổ tiên chở đi lang thang, kẻo người ta rủa. Nhà của ông bà, cha mẹ, tổ tiên ở đây. Con cháu của tổ tiên, của ông bà, cha mẹ ở đây. Đi lang thang bị người đuổi đánh, nhục cho con cháu lắm. Mời tổ tiên về phù hộ, độ trì cho con cháu sang năm được mạnh khỏe, ăn nên làm ra...".
z5251024560469_ff8f47fd020b9f372bae56a77921a9b4.jpg

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thức dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, gồm rượu, gà, cá, xôi.... Chủ nhà có thể tự cúng hoặc mời thầy mo đến cúng giúp. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có thể chỉ khấn cầu ma nhà, tức tiên tổ - phi hươn. Gia đình có điều kiện kinh tế có thể cúng tất cả ác loại ma (thần) là ma nhà - phí hươn, ma bản - phi ban, ma suối - phi huổi, ma rừng - phi pa, ma trời - then... kéo dài cả buổi. Sau khi cúng xong, cỗ bàn được dọn ra, mọi người trong gia đình, bà con lối xóm cùng chúc nhau sức khỏe, con đàn cháu đống, thu hái bề bề, vật nuôi đông đúc.

(…) Một lòng thành kính, nhớ về tổ tiên là hình thức tín ngưỡng sơ khai, bắt rễ vào phong tục tập quán nhiều dân tộc và ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Tín ngưỡng đó bắt nguồn từ việc tưởng nhớ những người đã có công sinh thành, dưỡng dục mình theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Việc kế thừa, gìn giữ, phát huy tín ngưỡng tốt đẹp đó của thế hệ mai sau là minh chứng hùng hồn về tình cảm, tình yêu thương và lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên trong việc trân trọng các giá trị truyền thống từ ngàn đời.

(Trích từ "Nét đẹp Phong tục các dân tộc Việt Nam")

VĂN HÓA DÂN TỘC: PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI THÁI

Đăng lúc: 15/03/2024 10:54:06 (GMT+7)

Người Thái luôn quan niệm đất này vốn phân chia thành hai mường, tương đương với quan niệm về hai thế giới. Đó là “thế giới của sự sống”, tiếng Thái gọi là mương côn (mường người) và thế giới hư vô, tiếng Thái gọi là mương phi (mường ma).

Người Thái luôn quan niệm đất này vốn phân chia thành hai mường, tương đương với quan niệm về hai thế giới. Đó là “thế giới của sự sống”, tiếng Thái gọi là mương côn (mường người) và thế giới hư vô, tiếng Thái gọi là mương phi (mường ma). Thế giới hư vô của người Thái có ba không gian tồn tại. Một là, không gian của mỗi con người có phi khoăn tương đương với “linh hồn”, hay “vía”. Hai là, không gian của “cõi linh” hiểu theo nghĩa cụ thể của mương phi được chia thành hai phần. Phần “ác” gồm các ma thiêng, quỷ dữ có thể do người chết biến thành hoặc cũng có thể có sẵn trong tự nhiên; phần “lành” có tổ tiên (phi đẳm hay phi hươn). Ba là, không gian của cõi trời có phi then hay then.

Cũng như các dân tộc khác, người Thái cho rằng có sự sống là do có linh hồn tồn tại trong thể xác. Niềm tin vào có linh hồn dẫ đến sự ra đời của các nghi thức, nghi lễ. Điểm nổi bật trong tín ngưỡng của người Thái là tục thờ cúng tổ tiên. Họ không theo bất cứ tôn giáo ngoại tộc nào. Đồng bào cho rằng, khi chết, linh hồn đầu (hồn chủ) hóa kiếp về cõi đẳm để trở thành tổ tiên, tồn tại mãi mãi ở “cõi vĩnh hằng”.

Người Thái là tộc người chủ yếu làm nhà sàn để ở, do vậy cách thức tổ chức không gian thờ cúng tổ tiên trong nhà của họ cũng hết sức khoa học. Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, nơi thờ cúng tổ tiên ở gian hoóng (buồng) bên phía quản (bên trên). (…) Việc dành riêng một vị trí quan trọng trong ngôi nhà làm không gian thời cúng tổ tiên cho thấy ý thức coi trọng tập tục đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh của người Thái - tổ tiên đã mất vẫn tồn tại ở một thế giới khác và vui vầy cùng con cháu.

Không giống như các dân tộc khác, quan niệm và cách giải thích về linh hồn của người Thái mang màu sắc riêng. Họ cho rằng, thể xác là con người, linh hồn là cái bóng. Do quan niệm như vậy nên tiếng Thái có thuật ngữ “hồn bóng” (khoăn ngau). Họ cho rằng một con người có tới 80 hồn, 30 hồn ở phía trước và 50 hồn ở phía sau (xam xíp khoăn mang nả, hả xíp khoăn mang lăng). Đó là các hồn của từng bộ phận cơ thể như mắt, tai, mũi, tóc, tim, phổi, chân tay... Sau khi chết, 80 hồn vẫn quanh quẩn bên thân xác đang quàn trong nhà. Tám mươi hồn đó được chia thành ba loại: Văn tồn (hồn gốc) ngụ trên đỉnh đầu, văn paivăn ngau phàu hẹo. Văn pai sẽ dẫn lên đẳm chàoMường Then. Sau lễ khóc tiễn, người ta đưa thi hài người chết ra được thầy mo đồng, đồng thời đưa hai loại hồn này ra để nhận mộ và biết đường đi lối lại trở về với con cháu. Riêng văn tồn được rước về ngự trên bàn thờ, trở thành ma nhà, hay thần giữ nhà, gọi là phí hươn, tức tổ tiên. Còn văn ngau phàu hẹo thì ở nghĩa địa để canh mồ mả cho dòng họ. Sau ba ngày, gia đình làm lễ mở cửa mả đón văn tồn về rồi lại làm lễ cho ngự tại bàn thờ. Nếu ngày giờ chưa đẹp thì dùng mía để cúng đón văn tồnvăn tổn sẽ tạm ngự ở chiếc áo treo trên cột trong gian hoóng, chờ đến ngày tốt sẽ nhập bàn thờ thành phi hươn.
ttho.jpg

Với quan niệm thờ cúng phi hươn chính là thờ cúng tổ tiên, do đó khi dựng nhà, bao giờ người Thái cũng dựng một cây cột, gọi là xau hoóng trước tiên. Khi cất xong nhà thì gian hoóng đặt một cái chạn để đựng các đồ vật cúng bái tổ tiên và thực hành cúng bái tại gian này, cho nên cây cột chính dựng trước tiên tại đây gọi là xau phi hươn. Ma tổ tiên ngự tại gian này nên người Thái kiêng không đem thịt sống, không đem cành lá xanh qua, với quan niệm nếu đem thịt sống qua sẽ đánh thức ma và ma sẽ vòi vĩnh, gây cho người trong nhà đau ốm; cành lá xanh tượng trưng cho rừng hoang, nên nếu đem cành lá xanh qua thì ma tưởng là có quỷ dữ tới, liền thức dậy hỏi chủ nhà và dò xét, cũng sẽ gây đau ốm cho người trong gia đình. Họ cho rằng, đêm đến, ma nhà có thể đi rong chơi. Khi về ma rừng có thể cùng về lẫn lộn để làm hại người, nên dân gian Thái có câu “phi hươn chuồn phi pá” (ma nhà rủ ma rừng).

Một trong những tết quan trọng trong năm của người Thái là tết cơm mới (khau mờ). Thời gian ăn tết vào khoảng tháng Mười Âm lịch, tức khoảng tháng Sáu lịch Thái. Đây là thời điểm nông nhàn vì mùa màng đã thu hoạch xong. Thời gian ăn tết cụ thể tùy thuộc từng gia đình. Trước khi ăn tết, đồng bào đã chuẩn bị sẵn nhiều lương thực, thực phẩm. Để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã phù hộ, độ trì cho mình một năm làm ăn phát đạt, lúa ngô tốt tươi, vật nuôi chóng lớn; đến mùa thu hoạch, sau khi gặt xong người dân phơi cho khô rồi cất lên sàn gác, nơi người không đụng chạm đến. Đến ngày tết cơm mới, người ta đem số thóc nếp đó ra làm cốm hoặc đồ xôi để dâng cúng tổ tiên. Một món quan trọng nữa để cúng là cá, tiếng Thái gọi là pá, được nướng hoặc rán... Ngoài ra đồng bào còn làm các loại bánh bằng gạo nếp như bánh chưng, bánh gù, bánh sừng dê... để dâng cúng tổ tiên. Khi mâm cỗ cúng sắp xong được bưng lên đặt ở gian cúng tổ tiên, chủ nhà có thể tự cúng hoặc mời thầy mo đến cúng hộ. Nội dung lời khấn đại ý mời tổ tiên về hưởng hương hoa, chứng giám cho thành quả lao động sản xuất và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ để năm sau thu hoạch gấp năm, gấp mười năm nay, và năm tới nếu con cháu ăn nên làm ra thì sẽ tiếp tục làm cỗ to hơn để dâng tổ tiên...

Tết Nguyên đán cũng là tết cổ truyền của người Thái. Vào ngày cuối năm Âm lịch, các gia đình tổ chức cúng đuổi tà với ý nghĩa “năm hết tết đến, ma nhà nào về với con cháu nhà đó. Ai không có con cháu thì ăn vài miếng rồi đi, chớ về quấy phá...”. Sau đó cúng khấn mời ông bà, tổ tiên về ăn tết với con cháu. Đại ý lời khấn: “Năm hết tết đến, ông bà tổ tiên chở đi lang thang, kẻo người ta rủa. Nhà của ông bà, cha mẹ, tổ tiên ở đây. Con cháu của tổ tiên, của ông bà, cha mẹ ở đây. Đi lang thang bị người đuổi đánh, nhục cho con cháu lắm. Mời tổ tiên về phù hộ, độ trì cho con cháu sang năm được mạnh khỏe, ăn nên làm ra...".
z5251024560469_ff8f47fd020b9f372bae56a77921a9b4.jpg

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thức dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, gồm rượu, gà, cá, xôi.... Chủ nhà có thể tự cúng hoặc mời thầy mo đến cúng giúp. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có thể chỉ khấn cầu ma nhà, tức tiên tổ - phi hươn. Gia đình có điều kiện kinh tế có thể cúng tất cả ác loại ma (thần) là ma nhà - phí hươn, ma bản - phi ban, ma suối - phi huổi, ma rừng - phi pa, ma trời - then... kéo dài cả buổi. Sau khi cúng xong, cỗ bàn được dọn ra, mọi người trong gia đình, bà con lối xóm cùng chúc nhau sức khỏe, con đàn cháu đống, thu hái bề bề, vật nuôi đông đúc.

(…) Một lòng thành kính, nhớ về tổ tiên là hình thức tín ngưỡng sơ khai, bắt rễ vào phong tục tập quán nhiều dân tộc và ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Tín ngưỡng đó bắt nguồn từ việc tưởng nhớ những người đã có công sinh thành, dưỡng dục mình theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Việc kế thừa, gìn giữ, phát huy tín ngưỡng tốt đẹp đó của thế hệ mai sau là minh chứng hùng hồn về tình cảm, tình yêu thương và lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên trong việc trân trọng các giá trị truyền thống từ ngàn đời.

(Trích từ "Nét đẹp Phong tục các dân tộc Việt Nam")

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)