Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107681

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2019.

Ngày 07/08/2019 16:05:23

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thời tiết nắng nóng kéo dài xen kẽ có mưa, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ.

Theo điều tra của Trạm bảo vệ thực vật ở các xã Đồng Lương, Quang Hiến trên đồng ruộng hiện nay sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đang ở giai đoạn trưởng thành, mật độ trung bình từ 1-5con/m2, nơi cao có từ 15-20 con/m2. Dự báo sâu non sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ bắt đầu nở từ ngày 8 tháng 8 nếu không phun thuốc diệt trừ kịp thời, đúng thời điểm lứa sâu này sẽ gây hại vào giai đoạn lúa làm đòng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa.
phong-tru-sau-cuon-la.jpg

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trong vụ mùa năm 2019, Chủ tịch UBND xã Yên Khương đã chỉ đạo công chức chuyên môn, khuyến nông viên, trưởng các thôn bản tăng cường kiểm tra, bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện sớm các đối tượng địch hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Hướng dẫn nông dân phun thuốc khi còn ở diện hẹp bằng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao đối với sâu cuốn lá.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại; Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp; Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.

+ Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ, nấm…

- Dùng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao như Fu-8, 18WG; Clever 300WG; Sunset 30WG; Dy lan2EC; Fnico 800WG.

+ Sự phát dục của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào sự sinh trưởng, phát triển của từng trà lúa, trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa cấy ở các thời vụ khác nhau thì trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ cũng ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa cấy trước, nhanh tốt; ruộng lúa thừa đạm, lá xanh đen, những ruộng gần khu dân cư, gần đường, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng nên mật độ bướm sẽ cao hơn, trứng sâu cũng nở sớm hơn.

+ Phun sau khi ngớt bướm 2 - 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ). Khi lúa xuôi trái, sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa mặc dù mật độ bướm rất cao trước đó.

+ Chỉ phun trừ sâu Cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mậtđộ sâu nonđến ngưỡng phòng trừ (từ 50 con/m2 trở lênđối với giaiđoạnđẻ nhánh,từ 20 con/m2 trở lênđối với giaiđoạn làmđòng). phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2019.

Đăng lúc: 07/08/2019 16:05:23 (GMT+7)

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thời tiết nắng nóng kéo dài xen kẽ có mưa, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ.

Theo điều tra của Trạm bảo vệ thực vật ở các xã Đồng Lương, Quang Hiến trên đồng ruộng hiện nay sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 đang ở giai đoạn trưởng thành, mật độ trung bình từ 1-5con/m2, nơi cao có từ 15-20 con/m2. Dự báo sâu non sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ bắt đầu nở từ ngày 8 tháng 8 nếu không phun thuốc diệt trừ kịp thời, đúng thời điểm lứa sâu này sẽ gây hại vào giai đoạn lúa làm đòng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa.
phong-tru-sau-cuon-la.jpg

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trong vụ mùa năm 2019, Chủ tịch UBND xã Yên Khương đã chỉ đạo công chức chuyên môn, khuyến nông viên, trưởng các thôn bản tăng cường kiểm tra, bám sát đồng ruộng, điều tra phát hiện sớm các đối tượng địch hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Hướng dẫn nông dân phun thuốc khi còn ở diện hẹp bằng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao đối với sâu cuốn lá.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại; Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp; Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.

+ Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ, nấm…

- Dùng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao như Fu-8, 18WG; Clever 300WG; Sunset 30WG; Dy lan2EC; Fnico 800WG.

+ Sự phát dục của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào sự sinh trưởng, phát triển của từng trà lúa, trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa cấy ở các thời vụ khác nhau thì trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ cũng ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa cấy trước, nhanh tốt; ruộng lúa thừa đạm, lá xanh đen, những ruộng gần khu dân cư, gần đường, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng nên mật độ bướm sẽ cao hơn, trứng sâu cũng nở sớm hơn.

+ Phun sau khi ngớt bướm 2 - 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ). Khi lúa xuôi trái, sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa mặc dù mật độ bướm rất cao trước đó.

+ Chỉ phun trừ sâu Cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mậtđộ sâu nonđến ngưỡng phòng trừ (từ 50 con/m2 trở lênđối với giaiđoạnđẻ nhánh,từ 20 con/m2 trở lênđối với giaiđoạn làmđòng). phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)